Đức Anh cho hay, có lẽ bộ hồ sơ của mình được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao bởi mang đậm màu sắc cá nhân cũng như nổi bật những giá trị mà ngôi trường đại học này muốn hướng tới.
Trong đó, khả năng lãnh đạo (Leadership) và tư duy muốn tạo nên sự thay đổi (Changemaker mindset) là 2 giá trị được Đức Anh thể hiện xuyên suốt bộ hồ sơ, từ các bài luận cho đến từng hoạt động ngoại khóa.
Em tiên phong trong việc đưa hoạt động tranh biện về với Vũng Tàu (thông qua dự án Vung Tau Debate Community), tiên phong trong việc hướng tới bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa thành phố biển (dự án Vung Tau Traditional Crafts),…
Đức Anh cho hay, trước đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu nơi mà em sinh sống, vốn không nổi bật về việc học sinh du học hay về các hoạt động ngoại khóa.
“Nơi em sống, đa phần học sinh, sinh viên khi nói đến các hoạt động ngoại khóa sau giờ học thường chỉ có những lựa chọn rất truyền thống như chơi thể thao, ca nhạc... Những hoạt động như tranh biện chưa có, ít được nhắc đến và hầu hết các bạn đều cảm thấy lạ lẫm với những khái niệm mới mẻ này”, Đức Anh nói.
Là người luôn tò mò và muốn khám phá những điều mới mẻ xung quanh, trong một lần đến TP.HCM, Đức Anh đã biết đến hoạt động tranh biện và nhận ra rằng địa phương nơi mình sinh sống có nhiều thiệt thòi so với những thành phố lớn.
Nhận thức được điều đó, về TP Vũng Tàu, Đức Anh ấp ủ mong muốn làm sao có thể giúp các bạn học sinh ở địa phương có cơ hội được tiếp cận với hoạt động ngoại khóa thú vị và phong phú tương tự các học sinh ở các tỉnh, thành lớn khác.
Sau đó, Đức Anh đã khởi xướng dự án về tranh biện và cũng nhờ đó mang khái niệm tranh biện gần hơn đến các bạn ở tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu. “Có thể nói dự án mà em khởi xướng là dự án tranh biện đầu tiên và duy nhất đang hoạt động cho đến thời điểm hiện tại của Bà Rịa - Vũng Tàu”, nam sinh chia sẻ.
Đáng chú ý, vào tháng 8/2023, Đức Anh cùng các bạn trong dự án của mình đã tổ chức sự kiện “Trại hè Tranh biện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở rộng” với số lượng người tham gia lên đến hơn 200, diễn ra trong 4 ngày.
“Ở sự kiện này, chúng em đã mời và thuê những huấn luyện viên có kinh nghiệm đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau tới để huấn luyện cho các bạn tham gia. Kỷ niệm làm em vui nhất có lẽ là sau sự kiện, có một em học sinh lớp 10 đã đến nói chuyện riêng với em bày tỏ ấn tượng đặc biệt với hoạt động này và mong muốn có thể tiếp tục mang mô hình này về trường để tổ chức và phát triển thành một câu lạc bộ mới ở trong chính trường của em ấy.
Câu chuyện nhỏ này không khỏi khiến em xúc động, bởi nó là minh chứng cho việc em đã thắp lên được ngọn lửa đam mê tranh biện, và bạn học sinh đó sẽ tiếp tục là một trong vô số những người truyền lửa, truyền động lực và lan tỏa những đam mê đó tới nhiều bạn trẻ khác ở ngôi trường của mình”, Đức Anh kể.
Dự án tranh biện chỉ là một trong nhiều những hoạt động ngoại khóa mà Đức Anh đã tổ chức và tham gia xuyên suốt những năm THPT, với mong muốn thay đổi và tạo tác động tích cực, bền vững đến cho cộng đồng quê hương.
Ngoài ra, em còn là nhà sáng lập của 3 dự án xã hội khác: 1 dự án hướng tới việc bảo tồn và phát triển ngành thủ công sản phẩm ốc truyền thống của Vũng Tàu, 1 dự án thiện nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và 1 dự án giúp giáo dục cho học sinh - sinh viên kiến thức liên quan đến kinh tế - tài chính.
Bối cảnh sinh sống, tư duy muốn mang những điều tinh hoa ở ngoài về để thay đổi cộng đồng, và niềm khát khao trở thành một nhà lãnh đạo có thể tạo tác động, giúp ích cho những người xung quanh là những điều được Đức Anh chia sẻ trong bài luận gửi đến ĐH Yale.
Ngoài bài luận và các hoạt động ngoại khóa, kết quả học tập của Đức Anh cũng rất ấn tượng: điểm trung bình học tập 3 năm THPT đều đạt từ 9,7 trở lên; điểm SAT 1.530; IELTS 7.5; và là học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh 3 năm liền (giải Ba lớp 10; giải Nhì lớp 11 và 12), giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh,...
Đức Anh cho rằng, việc mỗi người tìm ra được những bộ môn, lĩnh vực mà bản thân đặc biệt yêu thích, đam mê và theo đuổi nó là một điều rất quan trọng.
“Bởi phải thực sự thích một điều gì đó, chúng ta mới có động lực để theo đuổi nó; để tìm tòi bất chấp thời gian hay mệt mỏi,... Em tin rằng kể cả xuất phát điểm có thể không quá tài giỏi về một lĩnh vực nào đó, nhưng với đam mê, mọi người đều sẽ đạt được những thành tựu nhất định”.
Để vừa đảm bảo điểm số tốt trên lớp vừa tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cả các cuộc thi về học thuật, Đức Anh cho hay cần phân bổ thời gian khoa học và sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên. Em thường lập nên những kế hoạch, thời gian biểu cho những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. “Em đề ra những mục tiêu trong 1 tuần, 1 tháng và cả những mục tiêu trong 1 quý, 1 năm.
Em cũng phân chia rõ ra công việc nào cần ưu tiên trước thì làm trước, mức độ ưu tiên giảm thì làm sau. Với mỗi công việc, em cũng đặt ra mức thời gian ước lượng cần để hoàn thiện. Việc đặt ra những mục tiêu, cột mốc như vậy sẽ giúp em tối ưu hóa được thời gian của mình”, Đức Anh chia sẻ.
Theo Đức Anh, thành công không phải chỉ là khi đạt được mục tiêu còn là khi bản thân có thể tạo nên tác động xã hội và giúp ích cho mọi người xung quanh bằng chính sự thành công của mình. Đây cũng là giá trị mà các trường thuộc khối Ivy League, đặc biệt là ĐH Yale đánh giá rất cao.
Ở trường, Đức Anh cũng xuất sắc với vai trò Phó Bí thư Đoàn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn ở 2 nhiệm kỳ liên tiếp lớp 11 và lớp 12. Em cũng là Phó Bí thư Đoàn trường trẻ nhất trong lịch sử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, khi chỉ mới là học sinh lớp 11.
Cô Lữ Thị Trà Giang, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, đánh giá Đức Anh là một học sinh giỏi toàn diện, sống tình cảm và luôn có ý chí cầu tiến. “Em thường đặt các mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống và lên kế hoạch cụ thể để đi đến những mục tiêu đó. Ngoài ra, em còn rất có khiếu lãnh đạo, luôn tạo được uy tín, niềm tin yêu ở bạn bè, tập thể lớp và thầy cô”, cô Giang nhận xét.
Ngoài ra, ba mẹ đều buôn bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ ốc ở Vũng Tàu, nên từ nhỏ, Đức Anh cũng có cơ hội được giúp việc ở cửa hàng như đón tiếp, mời khách mua hàng,...
Qua tiếp xúc và học hỏi, em cũng biết đến khái niệm kinh doanh từ sớm, cũng từ đó phát hiện và hình thành niềm yêu thích của mình. Em cũng từng tham gia và giành giải thưởng ở một số cuộc thi về khởi nghiệp, kinh doanh,... Yêu toán và thích lĩnh vực về kinh tế và kinh doanh, Đức Anh cũng chọn theo học ngành Kinh tế ở ĐH Yale và dự kiến lên đường du học vào tháng 8 tới.
Đức Anh cho hay, trước du học, em sẽ cố gắng tiếp tục duy trì và phát triển các dự án của mình. “Em không quan niệm tham gia những dự án, hoạt động ngoại khóa chỉ nhằm mục đích để “làm đẹp” hồ sơ du học.
Các trường không chỉ nhìn vào hoạt động ngoại khóa mà qua hoạt động ngoại khóa đó, hơn hết họ còn muốn tìm hiểu xem người ứng tuyển quan tâm đến vấn đề gì. Vì vậy, em vẫn luôn dành lời khuyên cho các lứa đàn em của mình là hãy tham gia những hoạt động ngoại khóa mà chính từ trong tâm mình thực thích và quan tâm”.
Bảng đấu này được xem là cực nhẹ đối với một ứng viên chức vô địch Europa League như Liverpool. Vì vậy, Lữ đoàn đỏ được dự đoán sẽ chiếm 1 tấm vé đi tiếp sau vòng bảng Europa League.
Hành trình tại Europa League mùa này của Liverpool bắt đầu từ ngày 21/9.
Trong khi đó, không gặp may như Liverpool, hai đại diện còn lại của bóng đá Anh là Brighton và West Ham đều rơi vào bảng đấu có đối thủ khá 'xương'.
Brighton nằm ở bảng C, cùng Ajax (Hà Lan), Marseille (Pháp) và AEK Athens (Hy Lạp); West Ham rơi vào bảng A, cùng Olympiacos (Hy Lạp), Freiburg (Đức) và Backa Topola (Serbia).
Một cái tên chú ý khác là AS Roma của HLV Mourinho chỉ đụng độ Slavia Praha (CH Séc), Sheriff (Moldova) và Servette (Thụy Sĩ) tại bảng G.
Vòng bảng Europa League 2023/2024 diễn ra từ ngày 21/9. Trận chung kết Europa League tổ chức tại sân Aviva (CH Ireland)
" alt=""/>Kết quả bốc thăm vòng bảng Europa League 2023/24: Liverpool gặp mayKể về quyết định đi du học từ khi mới chỉ 16 tuổi, Nghĩa chia sẻ rằng dù có trong tay cơ hội đỗ vào một trường đại học tại Việt Nam, Nghĩa vẫn chưa cảm thấy chưa trọn vẹn và hài lòng.
Thời gian đầu bố mẹ Nghĩa không ủng hộ ý định này và thời điểm đó là lúc dịch Covid vẫn đang ảnh hưởng khắp thế giới, Ấn Độ cũng không ngoại lệ.
“Mình hiểu lí do vì sao bố mẹ không muốn mình đi cho lắm, nhưng bản thân mình thì thấy cơ hội khi đi lớn hơn nhiều so với rủi ro.”
Vì thế, Nghĩa đã mất đến hai tháng để thuyết phục bố mẹ, nhờ giáo viên ở trường, bạn bè cùng người thân giúp sức, tìm gần như mọi cách có thể nhận được cái gật đầu. Sau thời gian “trường kì kháng chiến”, bố mẹ mới an tâm hơn một chút về chuyện du học của cậu.
Nói về lí do chọn học tiếp cấp 3 tại UWC Mahindra College (Ấn Độ), Nghĩa cho biết "Đây là một ngôi trường quốc tế với bạn học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, bản thân Ấn Độ cũng có nền văn hóa riêng rất đặc trưng và đa dạng, và chính sự đa dạng nhiều mặt về văn hóa, danh tính, lý tưởng,… của những con người nơi đây đã thu hút mình.”
Lần đầu sống xa gia đình, Nghĩa cũng bỡ ngỡ như bao du học sinh khác, phải sống tự lập hơn, học cách nấu ăn, làm việc nhà... Nhưng đặc biệt nhất là Nghĩa phải nghĩ cách làm thế nào để đại diện cho nền văn hóa, con người Việt Nam một cách tốt nhất, lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế.
Khi đã làm thân được với các bạn, Nghĩa cũng có thêm nhiều kỉ niệm và khoảng thời gian đáng nhớ, những đêm gần sát ngày kiểm tra, Nghĩa phải thức đêm tới hơn 12 giờ, 1 giờ sáng để hỗ trợ các bạn khác ôn bài kiểm tra. Nhưng đôi khi, để giải tỏa căng thẳng, mọi người đã cùng nhau bật karaoke lên hát, bật nhạc lên nhảy. Nghĩa thực sự cảm thấy những ngày đó rất đáng nhớ vì nó giống như đánh dấu bước chuyển tiếp từ Việt Nam sang Ấn Độ.
Giành học bổng 7,3 tỷ đồng ở Cornell
Trong thời gian học tại Ấn Độ, Nghĩa cũng chuẩn bị cho những kế hoạch lớn hơn trong hành trình học tập của mình. Trong mùa tuyển sinh vừa qua, Nghĩa đã xuất sắc giành học bổng 90%, tương đương với khoảng 7,3 tỉ đồng, cho 4 năm học tại ĐH Cornell - một trong những trường đại học uy tín bậc nhất nước Mỹ (xếp thứ 21 thế giới theo QS Rankings).
Một điều đáng khâm phục ở nam sinh này là khi nộp hồ sơ dự tuyển học bổng ở cấp 3 cũng như đại học, Nghĩa đều tự làm chứ không đi qua trung tâm nào.
Theo Nghĩa, thực ra đây là một thiệt thòi rất lớn vì thiếu đi sự trợ giúp của những người đã có nhiều kinh nghiệm, có những chiến lược nhất định và có thể giúp quá trình nộp hồ sơ diễn ra trơn tru hơn. Tuy nhiên, mặt tích cực là điều này khiến Nghĩa trở nên rất chủ động.
"Bên cạnh đó, em nhờ đến những mối quan hệ ở Ấn Độ, những anh chị đi trước để chỉnh sửa và hoàn thiện bộ hồ sơ.
Đôi khi cũng có những phút giây em cảm thấy nản lòng vì quá trình tự làm hồ sơ thực sự rất gian nan. Em đã phải loay hoay rất nhiều và thậm chí có lúc không còn động lực tiếp tục. Nhưng sau những khoảng lặng đó, với quyết tâm để vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước, em tiếp tục dốc sức và hoàn thành hồ sơ một cách chỉn chu nhất có thể".
Nghĩa kể rằng mình đã chuẩn bị bài luận khá sớm, trong thời gian bị cách ly một tháng rưỡi khi về Việt Nam năm ngoái.
Trong bài luận, Nghĩa đã nói về mối quan hệ giữa bản thân và mẹ. Mối quan hệ đấy giúp em hiểu hơn về intersectionality (thuật ngữ để chỉ các sự áp bức xã hội khác nhau sẽ đan xen và cộng hưởng cho nhau), từ đấy hiểu hơn về danh tính bản thân cũng như khơi dậy mong muốn hoạt động xã hội cho nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em cũng như nhóm thiểu số tính dục.
"Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, những thứ gần gũi và xoay quanh cuộc sống, mình liệt kê ra những hoạt động, những giá trị đại diện cho bản thân. Sau đó, mình phân tích kĩ để tìm ra những kết nối thú vị để viết trong bài luận” - Nghĩa chia sẻ.
Nói thêm về kinh nghiệm là hồ sơ du học, Nghĩa cho biết "Các bạn đang có ý định đi du học chắc hẳn cũng biết rằng bên cạnh thành tích học tập nổi trội thì hoạt động ngoại khóa cũng rất quan trọng. Theo mình, mọi người nên có sự kiên định với một dự án nhất định trong hồ sơ, và điều đấy có thể thể hiện qua sự cam kết đối với sứ mệnh và ý nghĩa, giá trị mà bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên có sự đa dạng nhất định trong hoạt động ngoại khóa, để người khác có thể thấy được rằng bạn còn hứng thú với nhiều giá trị khác nữa”.
Hà Linh - Minh Phương
" alt=""/>Nam sinh bỏ chuyên Toán du học Ấn Độ, giành học bổng vào ĐH Cornell